Bài 16: ĐẶC ĐIỂM KHOÁNG HÓA CỦA MỎ VÀNG GỐC TRÀ NĂNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
Cấu trúc địa chất chứa các thân quặng vàng có thành phần thạch học chủ yếu là bột kết, phiến sét xen ít lớp cát kết màu xám, xám đen được xếp vào hệ tầng La Ngàbị uốn nếp với phương của trục nếp uốn là ĐB-TN.
NGUYỄN KIM HOÀNG1, NGUYỄN VĂN MÀI2
1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM, 227 Nguyễn Văn Cừ, Q.5, Tp. Hồ Chí Minh ; 2Liên Đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, 200 Lý Chính Thắng, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Cấu trúc địa chất chứa các thân quặng vàng có thành phần thạch học chủ yếu là bột kết, phiến sét xen ít lớp cát kết màu xám, xám đen được xếp vào hệ tầng La Ngàbị uốn nếp với phương của trục nếp uốn là ĐB-TN. Các thân quặng có dạng mạch, dạng giả vỉa, mạng mạch, đới mạch; đôi khi dạng bướu, ổ có thế nằm cắm về Đông Nam hoặc Tây Bắc với góc dốc 45-70o. Khoáng vật quặng 10-15%, chủ yếu là arsenopyrit, pyrit; thứ yếu là galena, sphalerit, chalcopyrit. Vàng tồn tại dưới dạng vàng tự sinh (thế hệ I) và electrum (thế hệ II). Khoáng vật phi quặng phổ biến nhất là thạch anh (> 80%). Quặng có cấu tạo dạng xâm tán, dạng mạch, kiến trúc hạt tự hình, nửa tự hình, tha hình, khung xương và nhũ tương. Vàng trong các thân quặng phân bố rất không đồng đều, có hàm lượng Au thay đổi từ 1-2 g/T đến 40-50 g/T. Khoáng hóa vàng có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ trung bình đến trung bình - thấp liên quan hoạt động magma xâm nhập Mesozoi muộn. Tiến trình tạo khoáng gồm 3 giai đoạn với 2 tổ hợp cộng sinh khoáng vật chính: 1) thạch anh I - arsenopyrit I - pyrit I - vàng tự sinh (305-250oC; 2) thạch anh II - pyrit II - galena - sphalerit - chalcopyrit - electrum (260-195oC). Khoáng hoá vàng thuộc kiểu mỏ vàng-thạch anh-sulfur dạng mạch với 2 kiểu khoáng: vàng - thạch anh - pyrit - arsenopyrit (chính) và vàng - thạch anh - sulfur đa kim (phụ). So với địa hình hiện tại, mỏ vàng đã bị bóc mòn địa chất và địa hoá quặng đến đới giữa quặng, một số nơi đến phần trên của đới dưới quặng. Như vậy, có thể đánh giá mỏ vàng gốc Trà Năng vẫn còn triển vọng lớn.