LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT MIỀN NAM

SOUTH VIETNAM GEOLOGICAL MAPPING DIVISION

Bài 10: ĐÁNH GIÁ ỔN ĐỊNH MÁI DỐC TẠI MỎ ĐÁ 3/2 TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG NGUY CƠ TRƯỢT LỞ

Liên hệ tham khảo
Bài báo giới thiệu kết quả đánh giá ổn định mái dốc đất tại mỏ đá 3/2 ở Bình Dương dưới tác dụng của tải trọng ngoài dự kiến là 20 kN/m2 dựa vào giá trị hệ số an toàn được tính toán bằng phần mềm GeoSlope/W, từ đó đánh giá kết quả đạt được và đề xuất giải pháp phòng chống nguy cơ trượt lở.

VÕ ĐẠI NHẬT1, NGUYỄN TIẾN SƠN2, PHẠM MINH TUẤN1, VÕ THANH LONG1

1 Đại học Bách Khoa Tp. HCM, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh; 2Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, 200 Lý Chính Thắng, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Bài báo giới thiệu kết quả đánh giá ổn định mái dốc đất tại mỏ đá 3/2 ở Bình Dương dưới tác dụng của tải trọng ngoài dự kiến là 20 kN/m2 dựa vào giá trị hệ số an toàn được tính toán bằng phần mềm GeoSlope/W, từ đó đánh giá kết quả đạt được và đề xuất giải pháp phòng chống nguy cơ trượt lở. Kết quả phân tích các mặt cắt với khoảng cách 5 m cho thấy rằng một vài vị trí trong khu vực nghiên cứu có hệ số an toàn tính toán nhỏ hơn cho phép. Với đặc trưng mái dốc và điều kiện thi công thực tế tại khu vực nghiên cứu, giải pháp bạt mái được sử dụng với mục đích làm giảm độ dốc mái dốc khu vực nghiên cứu. Giải pháp được đề xuất cho kết quả phân tích hệ số an toàn thay đổi trong phạm vi từ 1,20 đến 1,32, lớn hơn hệ số an toàn yêu cầu là 1,1 đối với tất cả các vị trí mặt cắt tính toán có góc dốc từ 30o đến 35o.