LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT MIỀN NAM

SOUTH VIETNAM GEOLOGICAL MAPPING DIVISION

Bài 13: MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHOÁNG HÓA THIẾC, WOLFRAM VỚI GRANITOID PHỨC HỆ SA HUỲNH VÀ ANKROET Ở NAM VIỆT NAM

Liên hệ tham khảo
Granitoid phức hệ Sa Huỳnh và Ankroet Nam Việt Nam lần lượt lộ ra chủ yếu ở Quảng Ngãi và đới Đà Lạt.

MAI KIM VINH, PHẠM VĂN HƯỜNG, TRẦN NGỌC KHAI, TRẦN DUÂN, NGUYỄN CÔNG CÂU

Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam, 200 Lý Chính Thắng, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Granitoid phức hệ Sa Huỳnh và Ankroet Nam Việt Nam lần lượt lộ ra chủ yếu ở Quảng Ngãi và đới Đà Lạt. Granitoid phức hệ Sa Huỳnh có thành phần phần thạch học gồm granit biotit, granit hai mica hạt vừa đến lớn, ít hơn là granit hạt nhỏ sáng màu. Đá có cấu tạo khối, kiến trúc dạng porphyr. Về mặt địa hóa, granitoid phức hệ Sa Huỳnh thuộc loạt bão hòa nhôm, có tổ hợp khoáng vật phụ là topaz, zircon, granat, silimanit, casiterit đặc trưng cho kiểu S-granit. Đá thường bị greisen hóa ở phần vòm các khối nhỏ granit và rìa các mạch granit hạt nhỏ. Thành phần khoáng vật chính ở các đới greisen gồm muscovit, felspat kali, thạch anh và khoáng vật phụ là casiterit, topaz đặc trưng cho kiểu greisen giàu nguyên tố F. Trái lại, granit phức hệ Ankroet thuộc loại sáng màu, phân dị cao, thành phần thạch học chủ yếu là granit hạt vừa, kiến trúc dạng porphyr. Đặc điểm địa hóa và các khoáng vật phụ cho thấy chúng thuộc kiểu S-granit. Đá thường bị greisen hóa ở phần vòm các khối granit và tổ hợp khoáng vật phụ trong các đới vòm greisen hóa gồm casiterit, wolframit, tourmalin, chỉ thị cho greisen giàu nguyên tố B. Nghiên cứu đặc điểm của các đới greisen cao F và B trong trường granit giúp cho việc dự báo tiềm năng và tìm kiếm khoáng hóa thiếc, wolfram có hiệu quả hơn.