LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT MIỀN NAM

SOUTH VIETNAM GEOLOGICAL MAPPING DIVISION

Bài 3: LỊCH SỬ TIẾN HÓA KIẾN TẠO GIAI ĐOẠN PALEOZOI MUỘN - MESOZOI SỚM TÂY NAM VIỆT NAM VÀ VÙNG KẾ CẬN

Liên hệ tham khảo
Bình đồ cấu trúc Tây Nam Việt Nam và vùng kế cận vào cuối Mesozoi sớm gồm 4 đơn vị kiến tạo chính: Sibumasu, Chanthaburi, Tonle Sap - Sài Gòn và Indochina.

ĐÀO VIẾT CẢNH1, PHẠM HUY LONG1, ĐỖ VĂN LĨNH2

[1]Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), 12 Tân Trào, Q.7, Tp. HCMinh

2Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam, 200 Lý Chính Thắng, Q.3, Tp. HCMinh

Tóm tắt: Bình đồ cấu trúc Tây Nam Việt Nam và vùng kế cận vào cuối Mesozoi sớm gồm 4 đơn vị kiến tạo chính: Sibumasu, Chanthaburi, Tonle Sap - Sài Gòn và Indochina. Ranh giới giữa chúng là các đới khâu Klaeng (Chanthaburi) - Bentong Raub, Sa Kaeo - Hòn Chuối và Tây Ninh. Lịch sử tiến hóa kiến tạo giai đoạn Paleozoi muộn - Mesozoi sớm Tây Nam Việt Nam và vùng kế cận đã trải qua 5 thời kỳ: 1) Từ Devon đến đầu Carbon muộn, khối lục địa Indochina được tách ra và di chuyển, trôi dạt khỏi siêu lục địa Gondwana, tạo Paleo-Tethys; 2) Từ Carbon muộn đến đầu Permi, vỏ đại dương Paleo-Tethys bị hút chìm dưới khối lục địa Indochina, tạo rìa lục địa tích cực (kiểu Sunda) với biển sau cung Hòn Chuối; 3) Vào Permi - Trias giữa, không chỉ có cung đảo núi lửa Chanthaburi mà cả vi lục địa Tonle Sap - Sài Gòn được tách khỏi khối lục địa Indochina, tạo biển sau cung Sisophon - Hà Tiên chồng lên biển Hòn Chuối và biển Ro Viêng - Tà Thiết (kiểu cung đảo Nhật Bản). Vào cuối Permi sớm, khối lục địa Sibumasu tách khỏi siêu lục địa Gondwana, tạo Meso-Tethys; 4) Từ cuối Trias giữa đến Trias muộn, vỏ đại dương Paleo-Tethys, biển Sisophon - Hà Tiên và Ro Viêng - Tà Thiết bị hút chìm và tiêu biến, tạo các cung núi lửa Chanthaburi, Sa Kaeo - Kampot - Hòn Khoai, Attapeu - Chư Klin; 5) Quá trình ghép nối, va mảng và tạo núi giữa các khối lục địa Sibumasu, Chanthaburi, Tonle Sap - Sài Gòn và Indochina vào Trias muộn là nguyên nhân tạo bể trầm tích Phú Quốc kiểu giữa núi tuổi Trias muộn đến Jura giữa và đai granit kiểu S chứa thiếc nam Thái Lan - Tây Malaysia tuổi Trias muộn kỳ Nori. Tuy đã có một số di chỉ của đới khâu Sa Kaeo - Hòn Chuối ở phía nam và đới khâu Tây Ninh, song cần tiếp tục tìm kiếm thêm.