Lê Ngọc Thanh Phân viện Địa lý tại Tp. Hồ Chí Minh; , Lê Thị Việt Phương*,
Nguyễn Kim Hoàng*** Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam;*, Lê Thị Xuân Lan**** Đài Khí tượng - Thủy văn Khu vực Nam Bộ.**
Tóm tắt
Vùng thung lũng sông La Ngà thuộc hai huyện Tánh Linh và Đức Linh nằm về phía tây nam tỉnh Bình Thuận, hàng năm vào những tháng đầu và cuối mùa mưa hiện tượng sét đánh đã gây ra nhiều thiệt hại cho người và tài sản. Theo điều tra trong nhân dân thì hàng năm trong khu vực có đến hàng chục người thiệt mạng do bị sét đánh. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế – xã hội trong vùng. Đồng thời, dông sét là hiện tượng đã trở thành nỗi ám ảnh và lo sợ cho nhân dân địa phương.
Dông sét là một hiện tượng thiên nhiên xảy ra khắp nơi. Tùy theo điều kiện tự nhiên, dông sét có thể xảy ra trong khu vực này nhiều hơn so với khu vực khác. Thung lũng sông La Ngà có đặc điểm về điều kiện tự nhiên khá đặc thù, nhất là đặc điểm địa hình, hình thái-địa mạo và khí hậu-khí tượng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự hình thành dông sét so với các vùng lân cận.
Các đặc điểm của các điều kiện tự nhiên khác như hiện trạng sử dụng đất, thảm phủ thực vật, điện trở đất, từ tính, địa chất và địa chất thủy văn cũng góp phần tạo điều kiện cho sự xuất hiện dông sét trên một địa điểm này nhiều hơn so với địa điểm khác.
Các giải pháp phòng tránh, làm giảm nhẹ thiệt hại do dông sét gây ra trong vùng được đề xuất như sau:
- Giải pháp công trình: sử dụng cột thu lôi trong phạm vi nhất định, xây dựng nhà trú mưa nắng theo nguyên tắc lồng Faraday, ứng dụng Radar thời tiết trong việc dự báo sớm dông sét qua các Đài Khí tượng – Thủy văn Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Giải pháp phi công trình: dịch chuyển mùa vụ và thời gian làm việc ngoài đồng cho phù hợp vào mùa có khả năng gây dông sét, mở rộng thảm phủ bằng cách trồng thêm nhiều cây cao (loại cây chưa nhiều nước, dẫn điện tốt).
- Giải pháp xã hội: Nhà nước có chủ trương, chính sách và biện pháp cứu trợ, giúp đỡ nạn nhân bị sét đánh và gia đình như các thiên tai khác, tăng cường công tác dự báo, tuyên truyền vận động về ý thức và các biện pháp phòng tránh sét trong nhân dân.
ABSTRACT
REASON OF THUNDERSTORM IN LA NGA RIVER VALLEY, DUC LINH-TANH LINH REGION AND PREVENTION SOLUTION
Le Ngoc Thanh*, Le Thi Viet Phuong*,
Nguyen Kim Hoang**, Le Thi Xuan Lan***
Every year in the beginning and end of raining season thunderstorm has often occurred in La Nga River valley (Tanh Linh and Duc Linh districts, SW Binh Thuan Province) leading to loss of people and properties. The statistics show that ten people were killed every year by lightning badly impacting to economic-social development of the region. The local people have been haunted by anxieties of lightning.
Thunderstorm is a natural phenomenon which occurs everywhere but different in intensity and frequency in different places depending on natural conditions. The La Nga River valley has specific natural conditions especially its topographic, geomorphologic, climatic-meteorological characteristics are in favor of thunderstorm formation.
Other natural conditions such as land use, vegetable cover, earth electric resistance, magnetism, geology and hydrogeology of the region contribute also in lightning formation.
Lightning prevention solutions are proposed as follows:
Instrumental means: using lightning protection system, building houses for avoiding sunlight and rain under Faraday box principle, using weather radar in weather forecast to detect lightning as soon as possible at Central Trung Bo and Nam Bo hydro-meteorological stations.
Non-instrumental means: migration times of farming season avoiding times in which thunderstorm could often occur, enlargement of vegetable cover by growing high trees (water-bearing a lot tress as good electric conductor).
Social means: Government has to give policy of help and support the victims of lightning, increasing lightning detect activities, propagating people to have knowledge of lightning and protection methods.
* Sub-Institute of Geography in Ho Chi Minh City;
** South Vietnam Geological Mapping Division;
*** Nam Bo Hydro-Meteorology station