LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT MIỀN NAM

SOUTH VIETNAM GEOLOGICAL MAPPING DIVISION

VẤN ĐỀ TUỔI ĐỊA CHẤT VÀ PHÂN CHIA ĐỊA TẦNG ĐỐI VỚI CÁC TRẦM TÍCH LỤC ĐỊA Ở ĐẢO PHÚ QUỐC, QUẦN ĐẢO THỔ CHU, QUẦN ĐẢO AN THỚI TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAM

Liên hệ tham khảo
Đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu và quần đảo An Thới nằm trong vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Kiên Giang. Trước năm 1975, các nhà địa chất Pháp xếp các trầm tích ở đây vào một phân vị gọi là “cát kết thượng” có tuổi khoảng Jura - Creta.

Bùi Phú Mỹ*, Trần Hồng Lĩnh**

  Tóm tắt

Đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu và quần đảo An Thới nằm trong vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Kiên Giang. Trước năm 1975, các nhà địa chất Pháp xếp các trầm tích ở đây vào một phân vị gọi là “cát kết thượng” có tuổi khoảng Jura - Creta. Sau năm 1975, các nhà địa chất Việt Nam đã xếp trầm tích ở ba nơi trên vào phân vị: hệ tầng Phú Quốc. Tuổi dự kiến tuỳ theo tác giả, từ tuổi Jura, Jura muộn - Creta sớm, Creta sớm, Creta muộn rồi Miocen muộn. Tất cả sự thay đổi đó chỉ dựa vào sự đối sánh với các vùng lân cận chứ tài liệu thực tế rất là ít. Trong những năm 2000 ÷ 2004, Liên đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất Công trình Miền Nam có đề án điều tra nguồn nước dưới đất ở các đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam nằm trên vịnh Thái Lan. Kết quả mới thu thập được cho thấy, các trầm tích ở đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu và quần đảo An Thới không cùng một tuổi mà có 3 tuổi khác nhau: trầm tích ở quần đảo Thổ Chu tuổi Creta sớm, quần đảo An Thới là Miocen, còn ở đảo Phú Quốc có cả ba: một ít trầm tích Creta hạ được xếp vào hệ tầng Thổ Chu, một ít trầm tích Miocen được xếp vào hệ tầng An Thới, còn lại là trầm tích Creta thượng. Từ đó, phân chia chúng thành 3 hệ tầng: 1/ Hệ tầng Thổ Chu tuổi Creta sớm (K1tc), 2/ Đề nghị xác lập một phân vị mới là hệ tầng Đền Phạch tuổi Creta muộn (K2đp), 3/ Hệ tầng An Thới tuổi Miocen (N1nt). Hệ tầng Thổ Chu và hệ tầng Đền Phạch được xếp vào một loạt là: loạt Phú Quốc.

 

* Hội Địa chất Tp. Hồ Chí Minh;

** Liên đoàn Địa chất Thuỷ văn - Địa chất Công trình Miền Nam

ABSTRAT

GEOLOGICAL AGE AND STRATIGRAPHICAL CLASSIFICATION OF CONTINENTAL SEDIMENTS IN PHU QUOC ISLAND, THO CHU AND AN THOI ARCHIPELAGOS, KIEN GIANG PROVINCE OF VIETNAM

Bui Phu My*, Tran Hong Linh**

 

Phu Quoc Island, Tho Chu and An Thoi Archipelagos are located in Thailand gulf, Kien Giang Province. Before 1975, French geologists classified the sedimentary rocks in here into so called “Upper sandstone” aged about Jurassic - Cretaceous. Since 1975, Vietnamese geologists have classified the foregoing sediments into Phu Quoc Formation. The inferred age depends on different authors varying from Jurassic, Late Jurassic-Early Cretaceous, Early Cretaceous, Late Cretaceous and Late Miocene. This is based on correlation with adjacent regions because of lacking data. During 2000-2004 period, South Vietnam Hydrogeology and Engineering Geology Division undertook project of underground water investigation in Vietnamese islands of Thailand gulf. The results show that the sedimentary rocks of Phu Quoc Island, Tho Chu and An Thoi Archipelagos have 3 different ages. The sediments of Tho Chu Archipelago are Early Cretaceous aged, those of An Thoi Archipelago are Miocene in age and those of Phu Quoc Island have three ages: the Lower Cretaceous sediments classified into Tho Chu Formation, the Miocene sediments classified into An Thoi Formation and the remaining is Upper Cretaceous sediment. Consequenly it is classified into 3 formations: 1- Lower Cretaceous Tho Chu Formation, 2- new formation is proposed namely Upper Cretaceous Ham Ninh Formation and 3- Miocene An Thoi Formation. The Tho Chu and Ham Ninh Formations are classified into Phu Quoc Group.