Tiến sỹ Đỗ Văn Lĩnh – phát biểu chào mừng hội nghị
- Địa động lực, các bối cảnh địa động lực biển đông và một số mối liên quan giữa các bối cảnh địa động lực với sinh khoáng;
- Nguyên tắc thành lập bản đồ địa động lực, địa động lực hiện đại;
- Các đứt gãy chính và các đơn vị cấu trúc chính lãnh thổ Việt Nam, một số quy luật chi phối giữa đứt gãy và khoáng sản.
Tham dự hội thảo có: Anh hùng lao động Nguyễn Xuân Bao – nguyên Liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, Tiến sỹ Phạm Huy Long và đại diện của Trung tâm nghiên cứu dầu khí, Cán bộ khoa học đang làm việc tại Liên đoàn, Các thầy giáo đang giảng dạy trường đại học Khoa học tự nhiên, những người đang thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá địa động lực hiện đại để hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu và đề xuất phương pháp thích ứng ở đồng bằng Sông Cửu Long”.
Tiến sỹ khoa học – Lê Duy Bách trình bày nội dung hội thảo.
TSKH. Lê Duy Bách đã lưu ý tới hội thảo các vấn đề:
-Tổng quan, định nghĩa, khái niệm, nguyên tắc, các loại hình bản đồ địa động lực của Nga, Đông Bắc Á, Việt Nam.
-Các địa khu (terrans): cần nghiên cứu, khảo sát các thực thể địa chất, cấu trúc, sinh khoáng trong quan điểm động. Thực thể địa chất mà nhà địa chất quan sát, bắt gặp ngày hôm nay không hẳn là tĩnh tại trong suốt quá trình lịch sử địa chất khu vực, vì khu vực Đông Nam Á, Đông Á nói chung và Đông Dương cũng như Việt Nam nói riêng là kết quả của quá trình tập hợp nhiều terrans được gắn kết, khảm ghép, phiêu di từ nhiều mảnh, mảng ở Nam Bán cầu trong thời gian từ Paleozoic đến đầu Cenozoic.
- Tuỳ theo mục đích: sinh khoáng, tai biến, dầu khí mà cách tiếp cận nghiên cứu địa động lực và địa động lực hiện đại là khác nhau song căn bản phải nghiên cứu thành phần vật chất và kiến trúc của thực thể. Vấn đề nghiên cứu kiến trúc hình thái (địa mạo) cần đặc biệt chú ý trong việc thành lập bản đồ địa động lực hiện đại. Quá trình tạo khoáng vàng, không đơn thuần chỉ xem xét sự định vị tại chỗ mà xét cơ chế nhiệt độ thành tạo, quá trình biến chất, biến chất động lực, kiến tạo “terrans” có thể làm thay đổi quan điểm truyền thống.
- Giới thiệu bản đồ các đứt gãy chính lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở cập nhật tài liệu ở lục địa và Biển Đông thuộc chủ quyển của Việt Nam.
- Thảo luận cuối cùng: Đại diện Trung tâm nghiên cứu dầu khí thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã đánh giá sự đóng góp địa chất, tài liệu của Liên đoàn và của TSKH. Lê Duy Bách, mong muốn hợp tác giữa Trung tâm với Liên đoàn và các trường đại học trong việc nghiên cứu địa động lực và địa động lực phục vụ tìm kiếm dầu khí, băng cháy và tai biến địa chất liên quan.Tiến sỹ Phạm Huy Long đã phát biểu về sự đóng góp của TSKH. Lê Duy Bách và nhận định địa động lực là vấn đề cấp bách cần được đầu tư nghiên cứu, để giải quyết những vấn đề thực tiễn địa chất, sinh khoáng rất phức tạp. Nhà địa chất lão thành Nguyễn Xuân Bao đã phát biểu khái lược các vấn đề kiến tạo, đứt gãy cần quan tâm, chú ý. Kết thúc buổi hội thảo Phó Liên đoàn trưởng Đỗ Văn Lĩnh đã tổng hợp và kết luận:
1.Thay mặt lãnh đạo Liên đoàn xin cảm ơn sự nhiệt tình, hăng say giới thiệu, trình bày của TSKH. Lê duy Bách và toàn bộ các đại biểu, cán bộ Liên đoàn tham dự buổi Hội thảo.
2.Mong muốn sự quan tâm, thúc đẩy hợp tác về nhiều mặt giữa Liên đoàn - Trung tâm Nghiên cứu Dầu khí (Petrovietnam) - các trường đại học để nghiên cứu địa động lực phục vụ tìm kiếm và thăm dò khoáng sản, dầu khí cho đất nước.
3.Mong muốn các nhà khoa học, các nhà địa chất trong và ngoài Liên đoàn tích cực hợp tác trong việc công bố, quảng bá, xuất bản thành tựu địa chất-khoáng sản-tai biến của Liên đoàn nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Liên đoàn (1975-2015). TSKH. Lê Duy Bách tỏ thiện chí sẵn sàng giúp Liên đoàn trong việc hướng dẫn, biên tập, công bố và xuất bản thành tựu của Liên đoàn nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam.
TP. HCM, 25/6/2014.
Phòng Kỹ Thuật.