Phòng Kỹ thuật Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, tiền thân là Phòng Kỹ thuật Liên đoàn Địa chất 6, được thành lập năm 1975 với chức năng quản lý kỹ thuật công tác tìm kiếm, thăm dò địa chất đối với khoáng rắn từ 12o40’ trở vào Nam bộ; sau này có sự sáp nhập của các đơn vị vào Liên đoàn Địa chất 6: Phân viện Địa chất và Khoáng sản miền Nam, Đoàn Địa chất 204 (1984), Liên đoàn Bản đồ Địa chất II (1989); Phòng Kỹ Thuật được tăng cường thêm các cán bộ kỹ thuật chuyên sâu trong các lãnh vực nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
Ths. Mai Kim Vinh, Trưởng phòng Kỹ thuật – Kế hoạch |
|
Ks. Đào Văn Tám Phó trưởng phòng Kỹ thuật – Kế hoạch |
Tiến sỹ - Bùi Thế Vinh Phó trưởng phòng Kỹ thuật – Kế hoạch |
Từ thời điểm nêu trên, Phòng Kỹ thuật với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tổng hợp, đa dạng, luôn nỗ lực chuyên cần trong công việc, chú trọng việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển trở thành một trong những Phòng Kỹ thuật có đội ngũ cán bộ, chuyên gia kỹ thuật có trình độ chuyên môn sâu hàng đầu ở phía Nam.
Tập thể cán bộ phòng Kỹ thuật đã giúp Lãnh đạo Liên đoàn lập các quy hoạch trung hạn và dài hạn công tác tìm kiếm, thăm dò, điều tra điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; đề xuất các giải pháp kỹ thuật tối ưu để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong nghiên cứu, sản xuất địa chất; đồng thời giúp Lãnh đạo Liên đoàn quản lý các nhiệm vụ chính trị được cấp trên giao đạt hiệu quả cao; đóng góp sức lực và trí tuệ trong việc hoàn thành tốt những công trình theo đặt hàng của Nhà Nước, của doanh nghiệp như:
- Các công trình tìm kiếm đánh giá, thăm dò khoáng sản: Than nâu Đại Lào, than bùn U Minh; titan Hàm Tân, Chùm Găng; cát thuỷ tinh Cam Ranh; cát trắng ven biển từ Hòn Gốm đến Vũng Tàu; đá vôi Hà Tiên, Chà Và; đá vôi san hô Mỹ Tường; Kaolin Pren, Trại Mát, Bến Cát; sét bentonit, Puzơlan Gia Quy; sét bentonit Tam Bố; diatomit Đại Lào; sét gạch ngói Đông Bến Cát, Long Bình, Thủ Đức; Bauxit Tân Rai, Bảo Lộc, Gia Nghĩa, Kon Plong; vàng Trà Năng, Klang Bah; thiếc Đa Chay, Mati - Du Long; molybdenit Krong Pha, Núi Sam; đá quý Đắk Tôn, Xuân Lộc; chì-kẽm- bạc Gia Bạc; phosphorit Hà Tiên; …
- Các công trình đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 các nhóm tờ Huế - Quảng Ngãi, Kon Tum - Buôn Ma Thuột, Bến Khế - Đồng Nai, Đồng bằng Nam Bộ; Địa chất khoáng sản miền Nam Việt Nam,…;
- Các công trình đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 các nhóm tờ:
Phan Rang - Cam Ranh, Nha Trang, Tam Kỳ - Hiệp Đức, Tây Sơn, Hội An - Đà Nẵng, Tuy Hoà, M' Drăk, Đắc Tô, Vĩnh An, Phan Thiết, Quảng Ngãi, Phú Mỹ, Bồng Sơn, Ba Tơ, Trà My - Tắc Pỏ, Bắc Đà Lạt, Tánh Linh, Kon Tum, Krong Pa, A Hội - Phước Hảo, Thành phố Hồ Chí Minh, Đông thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tiên - Phú Quốc, Lộc Ninh, Hàm Tân-Côn Đảo, Tân Uyên, Đồng Xoài, Tân Biên; …
- Các đề tài nghiên cứu sinh khoáng khu vực, đề tài KHCN: Nghiên cứu thành lập bản đồ sinh khoáng, dự báo khoáng sản đới Đà Lạt tỷ lệ 1:200.000; địa khối Kon Tum tỷ lệ 1:200.000; Nghiên cứu kiến tạo và sinh khoáng Nam Việt Nam; Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và triển vọng đá quý miền Nam Việt Nam; Phân vùng nhỏ động đất thành phố Hồ Chí Minh; Nghiên cứu áp dụng các phương pháp địa vật lý hiện đại trong đo vẽ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 và áp dung thử nghiệm cho nhóm tờ Tân Biên” và “Nghiên cứu đặc điểm thành phần vật chất, điều kiện thành tạo các đá magma phun trào spilit hệ tầng Pa Lan (O2pl) và mối liên quan quặng hoá của chúng ở vùng tây Quảng Nam”, …
- Các công trình điều tra địa chất đô thị: Đà Nẵng - Hội An, Dung Quất - Vạn Tường, Tuy Hoà, Nha Trang, Buôn Ma Thuật, Phan Rang - Tháp Chàm, Đà Lạt - Bảo Lộc, Phan Thiết, Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tân An, Long Xuyên, Vĩnh long, Mỹ Tho - Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cao Lãnh, Sa Đéc, Châu Đốc, Rạch Giá - Kiên Giang, Hà Tiên, Cà Mau, …
- Các dự án, đề án Chính phủ: Điều tra đánh giá tiềm năng sa khoáng titan-zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu; Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng quặng bauxit, quặng sắt laterit miền Nam Việt Nam; Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng Urani Việt Nam;
- Các nhiệm vụ sản xuất dịch vụ địa chất đáp ứng các yêu cầu của của Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đạt chất lượng, hiệu quả.
Từ ngày10 tháng 9 năm 2014, Phòng Kỹ thuật - Kế hoạch được thành lập (từ 2 phòng phòng Kỹ Thuật và Kế hoạch trước đây) với chức năng tham mưu giúp Liên Đoàn trưởng về toàn bộ công tác kỹ thuật, kế hoạch và ứng dụng công nghệ thông tin của Liên đoàn.
Hiện nay Phòng Kỹ thuật - Kế hoạch đang giúp Lãnh đạo Liên Đoàn quản lý toàn bộ công tác kỹ thuật, kế hoạch đối với các đề án đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Kong Chro, Kon Plong, Đèo Bảo Lộc; dự án “Điều tra, đánh giá địa động lực hiện đại để hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp thích ứng ở đồng bằng Sông Cửu Long”; xây dựng đề cương đề tài, dự án trong giai đoạn 2015-2020, kế hoạch đến 2030...
Nhân sự của phòng hiện có có 10 người: Tiến sỹ: 01; Thạc sỹ: 02; Kỹ sư, Cử nhân: 07; Các chuyên viên của Phòng là những nhà địa chất giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn địa chất - khoáng sản; đều có trình độ học vị tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân. Tất cả đều đã kinh qua vai trò chủ nhiệm dự án, đề án; điều hành thi công công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản, hoặc đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ; một số là chuyên gia, tham gia giảng dạy ở các trường Đại học.
Nhìn chung, qua 40 năm xây dựng và phát triển, mặc dù trong giai đoạn đầu còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực và trang thiết bị, song với sự nỗ lực cao độ, luôn học hỏi, cầu tiến và năng động sáng tạo trong quá trình thực hiện nên Phòng Kỹ thuật - Kế hoạch đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần đưa Liên đoàn phát triển ngày càng vững mạnh, đáp ứng các nhu cầu đa dạng mà xã hội hiện đại đòi hỏi.
Tập thể cán bộ nhân viên phòng Kỹ Thuật – Kế hoạch (2015)
Cán bộ phòng Kỹ thuật – Kế hoạch và chủ nhiệm đề án họp triển khai kế hoạch
Một buổi họp phòng Kỹ thuật (năm 2012)