Các bể chứa dạng ám tiêu (reef) ở Việt Nam cũng như trên thế giới khá hiếm hoi nên việc khảo sát nghiên cứu còn nhiều hạn chế do thông tin và dữ liệu chưa đầy đủ.
Việc thăm dò, đánh giá một cách xác thực trữ lượng và chất lượng đá ốp lát là việc làm rất khó khăn, đòi hỏi phải chi phí khá lớn công sức và tiền của mới mong tránh được những rủi ro lớn cho các chủ đầu tư.
Địa hình đáy sông Đồng Nai, đoạn chảy qua cù lao Bình Chánh và cù lao Rùa dài khoảng 16km đã có nhiều biến động sau 10 năm có các hoạt động khai thác cát lòng sông.
Trên cơ sở phân tích đặc trưng trầm tích, cấu trúc, kiến tạo, bất chỉnh hợp địa tầng và tài liệu địa vật lý ở khu vực cận, tác giả tái dựng lại quá trình tiến hoá của bồn trũng Cửu Long.
Than bùn U Minh ở đồng bằng sông Cửu Long thuộc kiểu than bùn đầm lầy ven biển cổ, gồm mỏ U Minh Thưọng và mỏ U Minh Hạ. Đây là những mỏ than bùn có trữ lượng lớn và chất lượng tốt nhất nước ta.
Cho đến nay, các tầng dầu lớn chứa trong đá carbonat ở bồn trũng Nam Côn Sơn (NCS) chưa được tìm thấy. Tuy nhiên, các nghiên cứu khu vực đối với các bồn trũng chứa dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam cũng như các nghiên cứu chi tiết tài liệu địa chất, địa vật lý hiện có cho thấy triển vọng tồn tại các tích tụ dầu lớn trong tầng đá carbonat ở bồn trũng NCS.
Sét gạch ngói ở Miền Đông Nam Bộ (MĐNB) có tiềm năng và trữ lượng rất lớn. Theo các tài liệu điều tra đánh giá Tài nguyên khoáng sản (TNKS) đến nay đã đăng ký được 190 mỏ sét gạch ngói trong khu vực MĐNB
Trên cơ sở phân tích tổng hợp các tài liệu địa chất, địa vật lý và địa động lực hiện có, bài báo đưa ra một số suy nghĩ về khả năng liên quan giữa các trận động đất gần đây, nhất là các trận động xảy ra ngày 05/08/2005 UTC với các đới đứt gãy có biểu hiện hoạt động hiện tại trong khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ như: các đới đứt gãy Lộc Ninh – Tp. Hồ Chí Minh, Thuận Hải – Minh Hải và Sông Sài Gòn,... ;